Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

PHÂN LOẠI BẰNG LÁI XE Ô TÔ VÀ CÁCH THI BẰNG LÁI

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 07/2009/TT - BGTVT ngày 19-6-2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì giấy phép lái xe được phân ra những hạng sau đây:

Phân loại Bằng lái xe ô tô

Những loại bằng lái xe có thể học trực tiếp

1. Bằng lái xe Hạng B2.Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
2. Bằng lái xe Hạng C.Cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Những loại bằng lái xe phải nâng hạng (không được học trực tiếp)

1. Bằng lái xe Hạng D.Cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
2. Bằng lái xe Hạng E.Cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
3. Bằng lái xe Hạng F.Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa... Về thời hạn của giấy phép lái xe: Điều 22 Thông tư nói trên cũng quy định: GPLX hạng A1, A2, A3: không thời hạn; GPLX hạng A4, B1, B2: 05 năm kể từ ngày cấp; GPLX hạng C, D, E và các hạng F: 3 năm kể từ ngày cấp.

Trường hợp nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng GPLX lên hạng F bằng lái của bận phải đảm bảo đủ thời gian lái xe đủ 3 năm đồng thời có giấy chứng nhận đã lái 50.000km an toàn do tổ chức, công ty cấp.

Trường hợp nâng hạng từ hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên hạng E thì bằng lái của bạn phải có thời gian cấp bằng lái đủ 5 năm và có giấy chứng nhận đã lái ô tô 100.000km an toàn do tổ chức hoặc công ty xác nhận.

Yêu cầu về trình độ văn hóa đối với việc lên các hạng D, hạng E thì bạn phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở (tốt nghiệp lớp 9/12 đối với hạng D và tốt nghiệp 12/12 đối với hạng E) trở lên.

nguồn: hoclaixeuytin.vn

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

HỌC THỰC HÀNH LÁI XE Ô TÔ BÀI 12 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Khóa học lái xe ô tô uy tín Hà Nội do trung tâm đào tạo lái xe Đoàn 2 trực tiếp giảng dạy.
Trung tâm đào tạo lái xe, sát hạch lái xe đoàn 2 thuộc tổng công ty vận tải ô tô Việt Nam.
Tại đây các học viên sẽ được đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.
Nếu không có thời gian học viên sẽ được học trực tiếp tại nhà. Học viên có thể tự chọn lịch học theo thời gian dỗi của mình.
Khóa học gồm học lý thuyết và thực hành.
Học lý thuyết các học viên sẽ được cung cấp tài liệu và phần mềm để học trên máy tính.
Học thực hành các học viên sẽ được học 14 bài học trên sân tập.



video: hoclaixeuytin.vn
xem thêm bài 5: Học lái xe qua ngã tư có tín hiệu đèn

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

KHÓA HỌC LÁI XE Ô TÔ UY TÍN HÀ NỘI BÀI 5 : QUA NGÃ TƯ CÓ TÍN HIỆU ĐÈN

Khóa học lái xe ô tô uy tín tại Hà nội do trung tâm đào tạo lái xe Đoàn 2 trực tiếp giảng dạy.
Trung tâm đào tạo lái xe, sát hạch lái xe đoàn 2 thuộc tổng công ty vận tải ô tô Việt Nam.
Tại đây các học viên sẽ được đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.
Nếu không có thời gian học viên sẽ được học trực tiếp tại nhà. Học viên có thể tự chọn lịch học theo thời gian dỗi của mình.
Khóa học gồm học lý thuyết và thực hành.
Học lý thuyết các học viên sẽ được cung cấp tài liệu và phần mềm để học trên máy tính.
Học thực hành các học viên sẽ được học 14 bài học trên sân tập.



Các bước thực hiện khi học thực hành lái xe ô tô:

Khi học thực hành lái xe ô tô bài này, các học viên nên chú ý thức hiện theo các bước sau:
· Chấp hành theo tín hiệu điều khiển giao thông : Đèn tín hiệu màu xanh hoặc vàng được phép đi
· Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe ô tô xuống mặt đường đến vạch dừng không quá 500mm.
· Bật đèn xi nhan trái qua ngã tư rẽ trái;
· Bật đèn xi nhan phải khi qua ngã tư rẽ phải;
· Lái xe ô tô qua ngã tư trong thời gian quy định
· Lái xe ô tô qua ngã tư không vi phạm vạch kẻ đường

Yêu cầu đạt được khi học lái xe ô tô:

Khi học thực hành lái xe ô tô bài này, các học viên nên đạt được các nội dung sau:
. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông;
· Dừng xe ô tô cách vạch dừng quy định không quá 500mm
· Bật xi nhan trái khi rẽ trái
· Bật xi nhan phải khi rẽ phải
· Xe qua ngã tư trong thời gian 20 giây
· Lái xe ô tô qua ngã tư không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
· Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút.
· Tốc độ xe ô tô chạy không quá : 24km/h đối với hạng B, D; 20km/h đối với hạng C, E

Các lỗi bị trừ điểm khi học lái xe ô tô:

Khi học thực hành lái xe ô tô bài này, các học viên nên chú ý nội dung sau để không bị trừ điểm:
· Vi phạm tín hiệu đèn điều khiển giao thông (đi qua ngã tư khi đèn tín hiệu màu đỏ), bị trừ 10 điểm;
· Dừng xe ô tô quá vạch quy định bị trừ 5 điểm
· Dừng xe ô tô chưa đến vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm
· Không bật đèn xi nhan khi rẽ trái hoặc rẽ phải, bị trừ 5 điểm.
· Quá 20 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái qua được vạch kết thúc ngã tư, bị truất quyền thi
· Lái xe ô tô vi phạm vạch kẻ đường để thiết bị báo không thực hiện đúng trình tự bài thi, bị truất quyền thi
· Lái xe ô tô lên vỉa hè bị truất quyền thi
· Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi bằng lái xe ô tô.
· Xe ô tô bị chết máy, mỗi lần bị trừ 5 điểm
· Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm
· Xe ô tô quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm
· Tổng thời gian thực hiện bài thi đến bài thi số 5 quá quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm

Chúc bạn lái xe ô tô an toàn!

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Tiêu chuẩn về sức khỏe cho người lái xe


Tiêu chuẩn sức khỏe mới cho người lái xe bộ y tế đã bỏ quy định về cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực. Các tiêu chuẩn mới về sức khỏe được chia theo 9 chuyên khoa gồm tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, cơ xương khớp, hô hấp, thuốc và các chất hướng thần khác... Tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe cũng chia theo 3 nhóm: hạng A1, hạng B1 và hạng A2-A4, B2, C, D, E, FB3, FC, FD, EF.



Theo đó, người rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản là đỏ, vàng, xanh lá cây; liệt vận động một chi trở lên, sử dụng các chất ma túy... thì không đủ điều kiện lái xe. Thị lực nhìn xa hai mắt (không hoặc có điều chỉnh bằng kính) dưới 4/10 cũng không đủ điều kiện lái xe máy. Đối với người lái ôtô, nếu bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý, thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) thì không đủ điều kiện lái xe.


Những người gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động; hen phế quản, khớp giả; chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ… không đủ điều kiện lái xe hạng A2-A4, B2, C, D…


Bảng tiêu chuẩn này không áp dụng cho người lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10.


trích: vnexpress
xem thêm nâng hạng bằng lái tại đây

NÂNG BẰNG HẠNG F


NÂNG BẰNG HẠNG C,D,E,F

QUY ĐỊNH VỀ NÂNG HẠNG BẰNG LÁI XE Ô TÔ



1.Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hay đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.
2.Trường hợp nâng hạng từ hạng B1 lên hạng B2 phải có thời gian lái xe ít nhất 1 năm và có 12.000km lái an toàn.
3.Trường hợp nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe 3 năm và có 50.000km lái xe an toàn.
4.Trường hợp nâng hạng bằng lái xe ô tô từ hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên lên hạng E phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000km lái xe an toàn.
5.Nâng hạng lên các hạng D, E phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở (lớp 7/10 hoặc 9/12) trở lên.

6. Độ tuổi lái xe tối thiểu theo quy định:

- Từ 18 tuổi trở lên đượchọc lái xe ô tô bằng B1, B2
- Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe ô tô bằng C.
- Từ 24 tuổi trở lên được học lái xe ô tô bằng D, E. (Nâng hạng)

Hồ sơ bao gồm

-Hồ sơ gốc bằng lái xe. - 02 Bản CMND (photo không cần công chứng) học viên có thể mang CMND bản gốc lên photo trực tiếp tại trung tâm.
- 06 ảnh 3 x 4 (tóc không che tai, không che chân mày, không đeo kính) để khỏi mất thời gian.
- 1 GPLX cũ photo 2 mặt
- 01 photo bằng tốt nghiệp THCS hoặc PTTH có công chứng (đối với GPLX nâng hạng D, E)
Thời hạn từ ngày đăng ký nộp hồ sơ đến ngày sát hạch là 03 tháng.

nguồn: hoclaixeuytin.vn
xem thêm nâng hạ bằng lái xe ô tô